phương pháp học:

Phương pháp giáo dục của Viện Hóa Sinh tập trung vào việc kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành bắn đảm bảo sinh viên không chỉ nắm vững kiến ​​thức chuyên môn mà còn có kinh nghiệm thực tế về kỹ năng. Các yếu tố chính trong phương pháp này bao gồm: 1. **Học tập cơ sở nghiên cứu**: Sinh viên được khuyến khích tham gia vào các dự án nghiên cứu ngay từ những năm đầu. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến ​​thức lý thuyết vào thực tế và phát triển kỹ năng phân tích, tư duy phản biện

quá trình học tập

  1. * Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực hoá học

    (1) Để phát triển năng lực nhận thức hoá học, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.

    Chú trọng tổ chức các hoạt động kết nối kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã học như: so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản,…

    (2) Để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học, giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học có ưu thế như: phương pháp trực quan (đặc biệt là thực hành thí nghiệm,…)

    Đồng thời chú trọng phát triển tư duy hóa học cho học sinh thông qua các bài tập hoá học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, có nhiều cách giải,…), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn thể hiện bản chất hoá học, giảm các bài tập tính toán,…

    (3) Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh được đọc, tiếp cận, trình bày thông tin về những vấn đề thực tiễn cần đến kiến thức hoá học và đưa ra giải pháp.

     

     

Phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá:

– Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh.

Phối hợp đánh giá tình huống; đánh giá qua trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan sát.

– Kết hợp đánh giá sản phẩm học tập (bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trả lời miệng, thuyết trình, bài thực hành thí nghiệm, dự án nghiên cứu,…) với đánh giá qua quan sát (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, tham quan thực địa,…).